Cẩm nang Cá Hồi Na Uy giúp bạn hiểu rõ về loại cá nổi tiếng Nhất thế giới
Phat.
Th 3 26/11/2024
Có gì trong cẩm nang toàn diện cá hồi Na Uy
Khi đọc cẩm nang toàn diện cá hồi Na Uy bạn sẽ...
- Hiểu biết về ngành công nghiệp cá hồi Na Uy
- Trân trọng những cam kết mạnh mẽ của ngành về chất lượng và tính bền vững
- Thông tin chi tiết về việc lựa chọn và mua cá hồi
- Kiến thức về thực tế quy trình xử lý cá, bao gồm về sinh, kỹ thuật cắt, bảo quản sơ chế
- Thông tin sản phẩm hướng đến lợi ích của người tiêu dùng, bao gồm giá trị dinh dưỡng và các cách chê biến
Từ làn nước lạnh trong vắt của Na Uy
Na Uy được thiên nhiên ưu đãi những giá trị độc đáo, là nơi giao thoa giữa vùng nước bắc Cực lạnh giá và dòng hải lưu ấm áp, tạo nên vùng biển với dòng chảy và nhiệt độ hoàn hảo cho việc đánh bắt cũng như nuôi trồng hải sản. Những ưu đãi này cùng với đường bờ biển dài gồm nhiều các đảo lớn nhỏ và vịnh hẹp sâu che chở, khiến nơi đây trở thành một trong những môi trường nuôi biển mang lại năng suất cao nhất trên thế giới.
Các loại hải sản có lợi cho sức khỏe được nuôi trồng trong môi trường biển sạch được cung cấp đến người tiêu dùng tại hơn 140 quốc gia trên thế giới, biến ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản của Na Uy trở thành một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Ngành công nghiệp cá hồi Na Uy
Na Uy là một quốc gia Bắc Âu nhỏ bé có đường bờ biển dài thứ hai trên thế giới. Đường bờ biển quanh co của chúng tôi trải dài hơn 100.000km, chỉ đứng sau Canada.. Những vịnh hẹp dài cùng vùng nước ven biển lạnh và trù phú của chúng tôi tạo điều kiện hoàn hảo để sản xuất cá hồi có chất lượng hàng đầu quanh năm.
Các cộng đồng địa phương phát triển rải rác dọc theo bờ biển cung cấp cơ sở hạ tầng hiệu quả, đảm bảo quá trình vận chuyển được nhanh chóng và đáng tin cậy, giữ cho chất lượng của cá hồi Na Uy được đảm bảo mỗi ngày và từ năm này qua năm khác.
Là quốc gia hàng đầu thế giới về nuôi trồng hải sản, năng lực chuyên sâu của Na Uy với tư cách là một quốc gia hải sản không chỉ nằm ở điều kiện thiên nhiên ưu đãi và lịch sử phát triển trải qua hàng thế kỷ mà còn nằm ở khoa học công nghệ hiện đại.
Cá hồi nuôi sinh ra lượng khí thải carbon thấp hơn so với các loại thịt khác và người nuôi cá hồi Na Uy đã đứng đầu bảng xếp hạng Coller FAIRR dành cho các nhà sản xuất thịt bền vững nhất thế giới trong ba năm liên tiếp. Nghề nuôi biển ở Na Uy bắt đầu từ những năm 1970 khi chúng tôi bắt đầu nhân giống cá hồi Đại Tây Dương và thả nuôi trong các lồng nổi trên biển. Ngày nay, Na Uy tiếp tục áp dụng kiến thức chuyên môn đã được vun đắp liên quan đến tập tính học, sinh học biển và khoa học công nghệ để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cũng như duy trì tương lai phát triển của ngành. Những nguyên tắc thực hành nghiêm ngặt đã được đặt ra để vừa tạo điều kiện cho ngành nuôi biển phát triển nhưng đồng thời phải bảo vệ tính bền vững của hệ sinh thái biển.
Chúng tôi tự hào về sự phối hợp hiệu quả giữa ngành công nghiệp, thành tựu khoa học công nghệ và các quy định pháp lý nhằm không ngừng phát triển hơn nữa, mang tới một giải pháp quan trọng cho nhu cầu cấp thiết của thế giới về việc chuyển đổi sang một hệ thống thực phẩm bền vững.
“Người nuôi cá hồi ở Na Uy đã đứng đầu bảng xếp hạng Coller FAIRR dành cho những nhà sản xuất thịt bền vững nhất thế giới trong ba năm liên tiếp" Chỉ số Sản xuất Protein Coller FAIRR”
An toàn thực phẩm tăng công tác nuôi trồng hải sản ở Na Uy
Được nghiên cứu và công nhận trên bình diện quốc tế về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, độ tươi cũng như hương vị, danh tiếng của hải sản Na Uy được xây dựng dựa trên cam kết về việc cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu, nhờ đó người tiêu dùng có thể thưởng thức mà không phải lo lắng về sự an toàn của thực phẩm.. Xuất khẩu sang hơn 140 quốc gia hàng năm với tính an toàn là ưu tiên hàng đầu của Na Uy. Quốc gia có hệ thống quản lý nhằm đảm bảo hoạt động nuôi trồng hải sản đảm bảo an toàn, được quản lý chặt chẽ bởi Bộ Thương mại, Công nghiệp và Hải sản Na Uy, Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy cũng như Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng và Hải sản Quốc gia. Ngành hải sản Na Uy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt:
Tuân thủ các quy định của Liên minh Châu Âu về sản xuất và an toàn thực phẩm
Duy trì các chương trình giám sát và kiểm soát để theo dõi toàn bộ chuỗi sản xuất cá hồi.
Tiến hành giám sát thường xuyên về phúc lợi động vật và tác động môi trường tại các trang trại cá hồi Na Uy, với khoảng 12.000 cuộc kiểm tra được thực hiện hằng năm.
Triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với tất cả cá hồi Na Uy được nuôi trồng để mỗi con cá đều được truy gốc và ghi chép đầy đủ quá trình từ khi còn là trứng cho đến khi được đưa ra thị trường.
Nuôi trồng hải sản hữu cơ
Nuôi trồng hải sản hữu cơ được quản lý bởi "Quy định về sản xuất hữu cơ và việc gắn nhãn các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm nuôi trồng hải sản, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi" cùng với tiêu chuẩn Debio chứng nhận cá hồi, trai và rong biển hữu cơ theo quy định hữu cơ.
Trong công tác nuôi trồng hải sản hữu cơ, chỉ được phép gây ra ảnh hưởng tới môi trường nước và vùng đất xung quanh ở mức thấp nhất có thể. Việc này được đảm bảo bằng việc thực hành nuôi trồng đảm bảo tất cả các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng hay dư lượng thuốc đều không ảnh hưởng đến các loài cá khác sống trong tự nhiên. Các yêu cầu khác có thể kể đến như quy định về thời gian ngưng hoạt động để đáy biển có thời gian phục hồi tốt hơn giữa những lần bị phơi nhiễm. Chúng tôi sử dụng cá chài trong quy trình kiểm soát rận cá hồi.
Nguyên liệu thô cho thức ăn được lấy từ canh tác hữu cơ hoặc phụ phẩm từ nguồn đánh bắt bền vững. Thức ăn có hàm lượng nguyên liệu biển cao cùng với nguyên liệu từ thực vật hữu cơ, chẳng hạn như bột cá, dầu cá làm từ nội tạng cá và cá bị phân hủy sẽ không phù hợp cho con người tiêu thụ. Không được phép sử dụng phụ gia nhân tạo trong thức ăn. Ví dụ, sử dụng một loại nấm để có được màu sắc tự nhiên và chất chống oxy hóa tự nhiên.
Yêu cầu tối đa là 10 kg cá/m3. Đối với cá hồi nuôi thông thường, giới hạn là 25 kg cá/m3. Yêu cầu về số lượng cá trong lồng ít hơn cũng có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường: khi mật độ cá trong lồng thấp hơn, phân thải ra từ lồng sẽ ít tác động đến môi trường hơn.
Thông tin về cá hồi Na Uy
Cá hồi Na Uy không chứa kháng sinh
Nhờ vắc-xin cá hiệu quả, việc sử dụng kháng sinh gần như đã bị xóa bỏ trong nuôi cá hồi Na Uy. Ít hơn 1% tổng số cá hồi Na Uy được điều trị bằng kháng sinh trong suốt cuộc đời của chúng. Cá được điều trị phải trải qua thời gian cách ly nghiêm ngặt để đảm bảo không có dư lượng kháng sinh nào có trong các sản phẩm tiêu dùng. Một chiến thắng lớn cho sức khỏe của cá và vấn đề kháng kháng sinh trên thế giới.
Thức ăn cho cá hồi Na Uy
Thức ăn cho cá hồi Na Uy được làm từ hỗn hợp các thành phần từ biển và thực vật. Nguyên liệu thô từ biển có nguồn gốc từ cá và cá vụn từ các nghề cá được quản lý chặt chẽ. Các thành phần thực vật có nguồn gốc từ các loại thực vật như đậu nành, hoa hướng dương, hạt cải dầu, ngô, đậu và lúa mì. Tất cả đậu nành được sử dụng trong thức ăn cho cá hồi Na Uy đều không phá rừng. Thức ăn cũng chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng.
Thức ăn cho cá hồi Na Uy bao gồm
Nguyên liệu biển từ việc đánh bắt được quản lý chặt chẽ
Nguyên liệu từ thực vật
Đậu nành được thu hoành từ nguồn không liên quan đến nạn phá rừng
Phúc lợi cá hồi và sức khỏe cá hồi Na Uy
Khuôn khổ pháp lý ở Na Uy đảm bảo phúc lợi cho cá hồi được nuôi ở Na Uy. Sức khỏe cá tốt cũng góp phần vào chất lượng của thành phẩm.
Các cơ sở nuôi trồng hải sản phải chịu trách nhiệm pháp lý để đảm bảo việc vận hành cần tuân theo phương thức tăng cường sức khỏe cho cá. Người quản lý cơ sở, người nuôi cá hồi, nhân viên tại các cơ sở chế biến cá cũng như nhân viên vận chuyển phải được trang bị kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn liên quan đến phúc lợi của cá.
Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy có trách nhiệm đảm bảo việc các công ty có đủ kiến thức chuyên môn về chủ đề này. Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng đang được hiện thực hóa, tiêu biểu như công nghệ và phương pháp quản lý mới để có thể tối ưu hóa sức khỏe của cá.
Kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn và vệ sinh
Kiểm soát tốt vấn đề lây nhiễm và đảm bảo vệ sinh lồng nuổi là những điều kiện tiên quyết cho phúc lợi của cá hồi. Các cơ sở nuôi trồng hải sản phải tuân theo quy trình thực hành để đảm bảo công tác kiểm soát nguy cơ nhiễm khuẩn. Các cơ sở phải được kiểm tra ít nhất sáu lần mỗi năm và các nhà sinh học về sức khỏe cá sẽ đến theo dõi hai lần mỗi năm. Các cơ sở cũng phải ngưng hoạt động định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau mỗi chu kỳ nuôi trồng, các trang trại phải được ngưng hoạt động ít nhất hai tháng để tránh lây lan dịch bệnh. Trong trường hợp được yêu cầu, Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy sẽ thực hiện việc ngưng hoạt động các cơ sở nuôi cá hồi. Tất cả các thiết bị liên quan đến việc lắp đặt, sản xuất và các thiết bị liên quan đến phần việc khác cũng phải được vệ sinh thường xuyên để tránh lây lan dịch bệnh.
Không gian trong lồng nuôi cá hồi Na Uy
Các quy định đảm bảo lồng nuôi cá hồi không trong tình trạng quá tải. Các quy định này yêu cầu số lượng cá hồi chỉ chiếm 2.5% tổng thể tích lồng nuôi cá. Lượng nước phải chiếm 97.5% thể tích còn lại, tạo đủ không gian cho cá hồi sinh sống.
Chất lượng nước nuôi cá hồi Na Uy
Chất lượng nước rất quan trọng đối với sức khỏe của cá. Các khu nuôi trồng hải sản được thiết kế cũng như bảo trì để đảm bảo dòng nước ngọt chảy tự nhiên và ổn định qua lồng cá. Độ bão hòa oxy, nhiệt độ và độ mặn được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất.
Hoạt động của các cơ sở nuôi trồng hải sản
Cá cùng với các thiết bị lắp đặt và sản xuất được kiểm tra mỗi ngày. Nhân viên trang trại cá sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung trước và sau khi nhận được các dự báo về dông bão có thể xảy ra. Tất cả các cơ sở nuôi trồng hải sản đều phải có kế hoạch hoạt động hai năm một lần đã được tổng cục Hải Sản và cơ quan An toàn thực phẩm Na Uy phê duyệt.
Cá hồi Na Uy có lượng khí thải carbon thấp
So với các loại protein khác như thịt lợn và thịt bò, cá hồi Na Uy có lượng khí thải carbon thấp. Trên thực tế, lượng khí thải CO2 từ nuôi cá hồi thấp hơn khoảng mười lần so với sản xuất thịt bò. Lượng khí thải carbon tương đối thấp là do nhu cầu năng lượng thấp của cá hồi, nghĩa là nó cần ít thức ăn hơn các loại động vật nuôi khác (sản xuất thức ăn chăn nuôi là nguồn phát thải C02 đáng kể). Lượng khí thải C02 từ quá trình nuôi cá hồi cũng tương đối thấp. Sản lượng cá hồi ăn được (thịt ăn được trên tổng trọng lượng động vật) cũng cao hơn nhiều lựa chọn protein khác.
Cá hồi Na Uy là một trong những loài cá phổ biến nhất thế giới
Chỉ hơn 50 năm kể từ khi trang trại cá hồi đầu tiên xuất hiện tại Na Uy. Kể từ đó, cá hồi Na Uy, đã trở thành loại cá hồi phổ biến nhất thế giới và được bán ra ở hơn 100 quốc gia. Mỗi ngày có khoảng 22 triệu bữa ăn với cá hồi Na Uy được phục vụ trên toàn thế giới.
Các loại cá hồi khác nhau
Đều ngon và bổ dưỡng, hiện nay có rất nhiều loại cá hồi khác nhau về kích cỡ, hương vị, kết cấu phù hợp với các công thức nấu ăn khác nhau. Cá có xuất xứ từ nhiều nguồn trên thế giới và thường được phân loại thành Cá hồi Đại Tây Dương và Cá hồi Thái Bình Dương. Cá hồi có xuất xứ từ Na Uy được biết đến là cá hồi Đại Tây Dương được nuôi ở trên biển.
Cá hồi Đại Tây Dương
Cá hồi Đại Tây Dương được nuôi và phát triển đặc biệt hiệu quả ở vùng nước trong và lạnh của Na Uy. Nổi tiếng với màu thịt tươi, hàm lượng dầu cao, kết cấu thịt chắc và mềm mọng, cho đến nay, đây là loài cá hồi phổ biến nhất trên thế giới. Na Uy là nước sản xuất cá hồi Đại Tây Dương nuôi lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu là khoảng 2 triệu tấn mỗi năm, và luôn sẵn có quanh năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới. Cá hồi Na Uy phổ biến khắp thế giới nhờ hương vị và tính đa dụng trong khâu chế biến, từ việc ăn sống như sushi, chần qua nước sôi, nướng, hun khói cho đến các món xào theo phong cách châu Á.
Phần trăm chất béo
Cá hồi Đại Tây Dương: 14
Cá hồi vân: 10
Cá hồi chó: 3,8
Cá hồi Coho: 7,7
Cá hồi đỏ: 7,3
Các loài cá hồi khác
- Cá hồi hồng hoang dã: Có thể phân biệt nhờ màu hồng nhạt của thịt cá, loài này nhỏ hơn và thường được tìm thấy nhiều ở Nga và Mỹ. Nó thường có chất lượng thấp hơn cá hồi Đại Tây Dương và thường được sử dụng để đóng hộp, làm thức ăn cho vật nuôi hay sản xuất trứng cá.
- Cá hồi vân: Có kích thước nhỏ hơn cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi vân thuộc họ cá hồi và bao gồm hai loại – cá hồi biển chủ yếu được phục vụ tươi và cá hồi nước ngọt thường được hun khói.
- Cá hồi chó: Cá hồi hoang dã đánh bắt ở Alaska và Nhật Bản rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi nó cũng được chế biến và tái xuất khẩu. Loài này có chất lượng không đồng đều, nghĩa là một số sản phẩm đánh bắt không phù hợp để con người tiêu thụ.
- Cá hồi Coho: Chủ yếu được sử dụng trong các sản phẩm ướp muối, cá hồi Coho được sản xuất tại Chile rồi xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và gần đây nhất là sang Nga.
- Cá hồi đỏ: Loài cá hoang dã này chủ yếu được Nga và Alaska đánh bắt và tiêu thụ, có thể chế biến kiểu hun khói, ướp muối hoặc sashimi.